Quản lý dụng cụ văn phòng phẩm là công việc khiến nhiều người lầm tưởng rất dễ dàng nếu chỉ nhìn từ bên ngoài, nhưng thực chất nó lại khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi vì độ khó khi có quá nhiều công cụ cần phải phân loại và sắp xếp.
Nhu cầu văn phòng phẩm trong doanh nghiệp rất lớn nên công việc quản lý cũng khó khăn hơn, tuy nhiên chi phí sử dụng cho công việc này phải duy trì ở mức thấp nhất cũng là điều quan trọng.Nhiều người đang mất thời gian loay hoay đê tìm cách phân loại, sắp xếp văn phòng phẩm của công ty mình, không cần tìm nữa, bài viết này đã có đủ mọi thứ bạn cần.
Bước 1: Lập danh sách văn phòng phẩm hiện tại trong công ty
Việc đầu tiên cần làm là rà soát lại các loại và số lượng dụng cụ văn phòng phẩm của công ty đang có, với số lượng sản phẩm lớn bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của nhân viên kho để có thể tiết kiệm được thời gian.
Hiểu rõ về văn phòng phẩm của công ty cả về số lượng và chất lượng sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định chính xác trong các bước tiếp theo.
Bước 2: Liệt kê các dụng cụ cần thiết trong thời gian tới
Sau khi kê khai số lượng văn phòng phẩm còn lại bạn sẽ đồng thời nắm được những loại nào có số lượng cần dùng nhiều nhât, loại nào ít nhất và những loại nào không sử dụng, từ đây sẽ là cơ sở cho bạn liệt kê ra số lượng các dụng cần mua cho công ty trong khoảng 3 tháng tới.
Bước 3: Sử dụng lại các dụng cụ văn phòng phẩm
Một số loại văn phòng phẩm đã qua sử dụng tưởng chừng sẽ phải vứt đi, tuy nhiên nếu bạn biết cách tái chế chúng, sẽ có thể sử dụng trong các lần tiếp theo.
Các vật dụng như bìa cứng, cặp đựng tài liệu hay giấy A4 đều có thể được sử đụng lại, không những giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường mà còn tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho công ty.
Bước 4: Cân nhắc khi lựa chọn nhà phân phối
Chi tiền thông minh giúp bạn tiết kiệm tiền tốt nhất, thay vì lựa chọn sử dụng các văn phòng phẩm giá rẻ với chất lượng chưa được kiểm duyệt hãy chọn các sản phẩm đến từ các nhà phân phối uy tín như thiên long,Double A,…
Bước 5: Kiểm soát kho lưu trữ
Việc lưu giữ cố định các dụng cụ còn lại rất quan trọng, nó giúp bảo quản cũng như đảm bảo rằng chúng sẽ không bị thất lạc sau khi thừa lại do đồng nghiệp sử dụng hay chất lượng sẽ được giữ nguyên.
Nên có một nhân viên trông chừng, bảo vệ kho riêng, người này sẽ có trách nhiệm giữ chìa khóa cũng như kiểm soát những người ra vào kho, không những đảm bảo an toàn cho văn phòng phẩm mà còn trách tình trạng mất mát do bị trộm.
Bước 6: Cập nhập số lượng văn phòng phẩm thường xuyên
Kiểm soát số lượng văn phòng phẩm thường xuyên luôn đưa ra phương án mua mới có lợi cho doanh nghiệp, bạn sẽ biết mua cái gì và đặt với số lượng ra sao, ngoài việc sử dụng các bản thống kê bằng tay bạn có thể sử dụng các công cụ phần mềm nhâp dữ liệu để các tính toán và thông số chính xác hơn.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích bạn quản lý văn phòng phẩm dễ dàng hơn cũng như chi phí doanh nghiệp sẽ được thu gọn. Ngoài ra bạn nên tham khảo các cách làm của những người có kinh nghiệm từ trước để ngày càng nâng cao khả năng sắp sếp quản lý của mình.