Các công dụng của đồng phục bảo hộ

 
Những  ngành nghề như công trình xây dựng, may mặc, chế biến,.. mang quần áo bảo hộ công nhân. Loại quần áo này giúp cho quá trình thấm hút mồ hôi nhanh hơn, tạo cảm giác thoải mái. Và loại vật liệu dùng để làm ra chúng thường là kaki và cotton.
 
 
 
 
 
Những ngành có liên quan tới công nghiệp chế xuất, hóa chất thường sẽ sử dụng quần áo bảo hộ chống hóa chất. Đây là những sản phẩm đã được kiểm định về tiêu chuẩn và chất lượng kỹ càng. Nhờ có loại trang phục này mà người công nhân có thể chống được các loại hóa chất dính vào người. Bởi lẽ nó được làm bằng vải vini có tráng cao su mỏng. Loại quần áo bảo hộ thợ hàn thường sử dụng chất liệu đạt tiêu chuẩn khó cháy, khó bắt lửa khi phải tiếp xúc với các xỉ hàn. Trong quá trình sản xuất trang phục, người ta thường sử dụng sợi chống cháy hoặc chất liệu da tùy vào tính chất cụ thể, loại xỉ hàn sử dụng.
 
 
Yêu cầu của một bộ quần áo bảo hộ kho lạnh chính là khả năng giữ ấm, cách nhiệt tốt cho người mang. Thế nên, vật liệu thường được sử dụng để làm ra trang phục này là vải dày, thường là bông.  Quần áo bảo hộ lao động giúp giảm thiểu tai nạn lao động nên có ý nghĩa rất lớn đối với người công nhân. Chúng cũng là một tia hy vọng để công nhân có thể yên tâm trong suốt quá trình làm việc. Có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều về những quy định phải mang quần áo bảo hộ khi làm việc tại những công trình hay liên quan tới công việc nhiều nguy hiểm, tai nạn rình rập. Đây cũng là điều đã được quy định rất chặt chẽ trong luật pháp ở nước ta. Mà thực tế cũng cho thấy rằng quần áo bảo hộ rất cần thiết, nhất là khi gần đây liên tiếp nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra bởi vấn đề này.
 
>>> Xem thêm : Nút Tai Chống Ồn – Các tiêu chí nào cần đảm bảo khi mua đồng phục bảo hộ?